Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi và giới tính, xảy ra vào các mùa trong năm nhưng nhiều nhất là mùa hè nắng nóng. Sức đề kháng và các cơ quan chưa hoàn thiện khiến trẻ sơ sinh trở thành đối tượng dễ mắc bệnh nhiệt miệng. Vậy cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh là gì, “bỏ túi” ngay những bí quyết dưới đây. 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpex ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

[external_link_head]

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Các triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

– Sốt đột ngột

– Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

[external_link offset=1]

– Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

– Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

– Đau trong miệng

READ  Thì Tương Lai Gần trong tiếng Anh | VOCA.VN

– Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý

Đau trong miệng là một trong những triệu chứng của nhiệt miệng

Các phương pháp chữa nhiệt miệng cho trẻ 

Sử dụng nước nước muối

Nước muối ấm có khả năng sát khuẩn cao. Mẹ có thể cho một ít muối vào nước ấm để trẻ vệ sinh cho trẻ. Cách này sẽ tăng tính kháng khuẩn, giúp vết loét ở miệng mau lành.

Chữa nhiệt miệng mật ong

Việc sử dụng cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong là phương pháp đơn giản nhất mà các mẹ có thể tự áp dụng. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu thực hiện việc bôi mật ong vào vết nhiệt miệng trong 8 ngày thì vết loét sẽ khỏi hẳn. Các dưỡng chất trong mật ong có thể giúp trẻ tiêu diệt  hoặc ức chế 30% các loại vi khuẩn, nấm. Cách thực hiện lại vô cùng dễ dàng, khi con bị nhiệt miệng, mẹ cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong (có thể kết hợp với củ nghệ) thoa vào vết loét.

Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa, nước dừa

Dầu dừa, nước dừa hoặc sữa dừa đều là một trong những thực phẩm được sử dụng để điều trị loét miệng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ có thể cho trẻ uống nước dừa hoặc dùng một chút sữa dừa để cho trẻ súc miệng. Với trẻ quá nhỏ, mẹ có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét. Áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả bất ngờ từ nó.

Sữa bơ

Sữa bơ chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sữa bơ được xem như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng. Nếu trẻ còn quá nhỏ để ăn hoặc trẻ không muốn ăn, bố mẹ hãy thoa một lượng vừa đủ vào vết loét để “thuốc sát khuẩn” giúp hạn chế sự phát triển của bệnh, giúp các vết loét nhanh lành lại hơn.

Bột sắn dây

Mẹ có thể pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội, cho thêm một ít đường sau đó cho bé uống. Nếu mẹ lo lắng bé bụng dạ không được tốt, mẹ nên nấu chín bột sắn cho bé dùng. Việc này không chỉ đảm bảo những nốt nhiệt miệng sẽ nhanh lành, mà cơ thể con còn được thanh nhiệt, giải độc và an toàn với cơ thể nhỏ nhắn của trẻ.

Ngoài ra, một lưu ý cũng vô cùng quan trọng dành cho các bà mẹ đang cho con bú. Khi áp dụng những biện pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh theo cách dân gian trên đây mẹ cũng nên nhớ rằng: Với những trẻ sơ sinh còn bú sữa mẹ thì mẹ nên lưu ý bổ sung những thực phẩm có tính mát trong thực đơn hàng ngày để không làm nặng thêm tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng.

READ  (Review) Đánh giá sữa bột sinh học Biomil có tốt không? – Sống Dễ Dàng

Lá rau ngót, lá húng quế

Cách thực hiện phương pháp này đầu tiên bạn phải rửa sạch rau ngót, chỉ lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt. Dùng bông thấm hỗn hợp này rồi bôi vào chỗ sưng đau của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần. Theo Đông y, lá của cả hai loại rau này đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, giải độc, làm giảm cảm giác đau đớn và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ sơ sinh.

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh cha mẹ cần lưu ý

Chữa nhiệt miệng bằng lá rau ngót cho trẻ

Trên đây là những chia sẻ của các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà mong rằng đây là những kiến thức bổ ích giúp các mẹ bổ sung thêm vào cẩm nang chăm sóc bé yêu nhà mình!

Khi có bất kỳ vấn đề gì sức khỏe, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline updating để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

[external_footer]

Viết một bình luận