Cao Tằng Tổ Khảo Cao Tằng Tổ Tỷ Là Gì ? Cách Xưng Hô Thứ Bậc Trong Gia Tộc

Trong văn khấn cổ truyền Việt Nam, chúng ta dùng rất nhiều các từ ngữ cổ. Ví dụ như cụ ông gọi là Hiển Thuỷ Tổ Khảo còn cụ bà gọi là Hiển Thuỷ Tổ Tỷ.

Bạn đang xem: Cao tằng tổ khảo cao tằng tổ tỷ là gì

[external_link_head] Trong đời sống hiện đại ngày nay chúng ta không còn dùng từ cổ nữa. Nhưng khi đọc văn khấn lại bắt buộc dùng những từ này, vì “phần âm” nghe mới hiểu. Dưới đây cdspninhthuan.edu.vn giới thiệu tới các bạn cá từ cổ dùng trong văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Sách “Thọ Mai Gia Lễ” viết rằng việc cúng giỗ tuân thủ theo phép “Ngũ đại đồng đường” tức là cúng giỗ chỉ làm đến 5 đời, đến đời con cháu thứ 6 người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang “thần chủ” của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ cúng nữa, gọi là “ngũ đại mai thần chủ”. Tất cả “thần chủ” sẽ rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia Tiên trong những dịp lễ.

Tài trợ nội dung

Cao Tằng Tổ Khảo Cao Tằng Tổ Tỷ Là Gì ? Cách Xưng Hô Thứ Bậc Trong Gia Tộc

Từ cổ dùng trong văn khấn cổ truyền

Các từ chính

Nếu bố đã chết thì phải khấn là: Hiển khảo

Nếu mẹ đã chết thì phải khấn là: Hiển tỷ

Nếu ông đã chết thì hải khấn là: Tổ khảo

[external_link offset=1]

Nếu bà đã chết thì phải khấn là: Tổ tỷ

Nếu cụ ông đã chết thì hải khấn là: Tằng Tổ Khảo

Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là: Tằng Tổ Tỷ

Nếu anh em đã chết thì hải khấn là: Thệ huynh, Thệ đệ

Nếu chị em đã chết thì phải khấn là: Thể tỵ, Thể muội

Nếu cô dì chú bác đã chết thì phải khấn là: Bá thúc Cô Di, Tỷ Muội

Hoặc khấn chung là Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ nội ngoại Gia Tiên.

Giải nghĩa

Thuỷ Tổ dòng họ thì cụ ông gọi là Hiển Thuỷ Tổ Khảo còn cụ bà gọi là Hiển Thuỷ Tổ Tỷ,

Từ đời thứ 2 kể từ sau Thuỷ Tổ đến trước Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ,

READ  Giáo trình là gì? Giáo trình tiếng Anh là gì? Ví dụ về cách sử dụng?

Nếu là đàn ông đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ KhảoNếu là đàn bà đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Tỷ

Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ

Nếu kị ông đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ KhảoNếu kị bà đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ TỷNếu kị bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Khảo, còn kị bà bác nội (chị dâu kị nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là kị chú nội (em kị nội) hoặc kị thím (em dâu kị nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp kị cô ruột (chị hay em gái kị nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Cao mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.

Xem thêm: Tác Dụng Của Cây Hoàn Ngọc Đối Với Sức Khỏe Có Thể Bạn Chưa Biết

Tứ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ

[external_link offset=2]

Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ KhảoNếu cụ bà đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ TỷNếu cụ bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Khảo, còn cụ bà bác nội (chị dâu cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là cụ chú nội (em cụ nội) hoặc cụ thím (em dâu cụ nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cụ cô ruột (chị hay em gái cụ nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tằng mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.

Tam Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ

Nếu ông nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ KhảoNếu bà nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ TỷNếu ông ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ KhảoNếu bà ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ TỷNếu ông bác nội (anh ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Khảo, còn bà bác nội (chị dâu ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là ông chú nội (em ông nội) hoặc bà thím (em dâu ông nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp bà cô ruột (chị hay em gái ông nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tổ mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.

READ  TOP 5 loại Nhau thai cừu loại nào tốt nhất thị trường hiện nay

Nhị Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ

Nếu cha đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển KhảoNếu mẹ đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển TỷNếu cha vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc PhụNếu mẹ vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc MẫuNếu bác ruột (anh bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Khảo, còn bác dâu (chị dâu bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Tỷ, cũng như thế mà là chú ruột (em bố) hoặc thím (em dâu bố) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cô ruột (chị hoặc em gái bố) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay chữ Cô vào vị trí đó, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.Nếu cậu ruột (anh hoặc em trai mẹ) đã chết (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) thì phải khấn là Hiển Cữu Phụ, vợ của cậu thay chữ Phụ ra chữ Mẫu. Nếu là chị mẹ thì để nguyên chữ Hiển mà thay 2 chữ sau là Bá Mẫu, còn em gái mẹ thì đổi chữ Báthành chữ Di, chồng bá hoặc chồng gì thì đổi chữ Mẫu thành chữ Phụ là xong, tất cả những người chết trẻ khi chưa thành niên thì đảo chữ Hiển sang chữ Mãnh.

Nhất Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ

Nếu anh trai đã chết thì phải khấn là Bào Huynh, trường hợp anh cùng bố khác mẹ gọi là: Thân Huynh, trường hợp anh cùng mẹ khác bố gọi là Thệ Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh. Tương tự nếu người quá cố là em trai thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, nếu là chị gái đổi thành chữ Tỷ và em gái thì sửa là chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.Nếu anh con bác ruột đã chết (trường hợp bên đó vô thừa tự) thì phải khấn là Tụng Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh, nếu là chị gái con bác ruột thì đổi chữ Huynh thành chữ Tỷ. Tương tự nếu người quá cố là em trai con chú ruột thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, cũng như vậy mà là em gái thì sửa thành chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh con bác ruột mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩuvà em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.Nếu vợ chết trước thì chồng sẽ khấn là Hiền Thê, ngược lại vợ sẽ khấn chồng là Lương Phu

READ  Cách làm nem chua tại nhà đơn giản mà cực ngon

Nghịch Cảnh

Nếu con trai không may chết trước cha mẹ khi đã đến tuổi thành niên mà chưa có gia đình (trong trường hợp các em còn nhỏ) thì gọi là Yểu Tử, tương tự con gái là Yểu Nữ.

Xem thêm: Chết Mê Chết Mệt Mẹt Heo Mẹt Là Gì, Heo Mẹt Hải Sơn Ở Quận 9, Tp

Ghi chú: Tất cả những trường hợp chết chưa đến tuổi thành niên (nữ dưới 13 tuổi, nam dưới 16 tuổi) không có cúng giỗ riêng mà đều khấn chung là Thương Vong Tòng Tự.

[external_footer]

Viết một bình luận