Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về độ trưởng thành của nhau thai và biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ canxi hóa bánh nhau sớm.
Độ trưởng thành của nhau thai là gì?
Độ trưởng thành của nhau thai là thuật ngữ dùng để chỉ sự thay đổi xảy ra ở nhau thai trong quá trình phát triển, được xem là quá trình canxi hóa của nhau thai. Đây là một quá trình lão hóa hoàn toàn bình thường và hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Thông thường, từ tuần thứ 12 trở đi thì nhau thai mới có sự thay đổi rõ rệt. Độ trưởng thành của nhau thai bao gồm 4 cấp độ như sau (theo Tạp chí Y học chứng cứ JEBMH, 2016):`
[external_link_head]
[external_link offset=1]
- Độ 0: Tuổi thai dưới 28 tuần. Màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt. Chất nhau thai tập trung ở một vùng.
- Độ I: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ I là 31 tuần. Màng ối không bị rạn nứt, được xác định rõ ràng, có sự rung động. Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên.
- Độ II: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ II là 36 tuần.. Màng ối rạn nứt nhiều và dần hoàn chỉnh. Siêu âm thấy: hồi âm phân tán ngẫu nhiên.
- Độ III: Tuổi thai trung bình trưởng thành ở độ III là 38 tuần. Màng ối hoàn chỉnh. Chất nhau thai được phân chia ở các khoang. Trên siêu âm sẽ thấy: Các vách ngăn của nhau thai tích tụ canxi bao quanh các thùy, có các khu vực hồi âm ở trung tâm (hình).
Sự trưởng thành nhau thai không hoàn toàn giống nhau ở các thai kỳ, có thể được đẩy nhanh hoặc chậm lại trong một số điều kiện nhất định. Lão hóa nhanh có thể gặp ở thai kỳ có thai chậm tăng trưởng hoặc tiền sản giật. Sự trưởng thành chậm có thể gặp ở mẹ có tiểu đường thai kỳ, chứng không tương đồng nhóm máu Rhesus mẹ-con.
Độ dày nhau thai thông thường sẽ là 14,5 mm khi thai kỳ bước vào tuần thứ 15; 28,3 mm khi thai ở tuần 29; 36,5 mm khi thai vào tuần 36 và 39,5 mm ở tuần thứ 38,5 (tạp chí JEBMH). Trường hợp nhau thai dày hơn mức bình thường thì có thể liên quan đến bệnh tiểu đường ở mẹ, thiếu máu nặng ở mẹ, thai chậm tăng trưởng, thể dị bội, nhiễm trùng bào thai, bệnh nguyên bào nuôi, u bánh nhau…. Hiện tượng nhau thai mỏng có thể liên quan đến tình trạng thai chậm tăng trưởng, đa ối nặng.
Tình trạng canxi hóa bánh nhau sớm có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?
[external_link offset=2][external_footer]