Đường giới hạn khả năng sản xuất – Wikipedia tiếng Việt

Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếng Anh: Production possibility frontier, viết tắt là PPF) là đường mô tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa với điều kiện là nguồn lực được sử dụng tối đa.

Cách biểu hiện[sửa | sửa mã nguồn]

Để có thể biểu hiện đường này, người ta giả định rằng trên thị trường chỉ có hai món hàng được kinh doanh và nguồn lực là không thay đổi trong mọi thời điểm.

[external_link_head]

[external_link offset=1]

Đường giới hạn khả năng sản xuất liên quan đến thực phẩm và máy tính

Chúng ta có thể lấy ví dụ từ hình bên. Giả sử chúng ta chỉ sản xuất được hai mặt hàng đó chính là thực phẩm và máy tính, thực phẩm được biểu diễn bằng trục tung, máy tính được biểu diễn bằng trục hoành, giao điểm của hai trục là gốc tọa độ. Ở đây, chúng ta thấy hai điểm A và B. Có gì đặc biệt ở hai điểm này? Nếu chúng ta nhìn kỹ, chúng ta có thể thấy rằng ở điểm A, số lượng thực phẩm nhiều hơn số lượng máy tính, còn ở điểm B, số lượng máy tính lại nhiều hơn số lượng thực phẩm. Có thể giải thích rằng: Do nguồn lực không thay đổi (bởi vì ta giả định là như vậy) nên để có thể sản xuất nhiều máy tính hơn thì bắt buộc ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng thực phẩm nào đó và ngược lại để sản xuất nhiều thực phẩm hơn thì ta phải từ bỏ việc sản xuất một số lượng máy tính. Việc từ bỏ như vậy được gọi là chi phí cơ hội.

READ  Hợp đồng giao khoán – Song ngữ – Dịch vụ kế toán Minh Khai

Bàn luận về các điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Các điểm nằm trong, trên và ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất

[external_link offset=2]

Nhìn vào hình bên, ta thấy các điểm trên đó có gì đặc biệt? Vị trí của chúng cho ta biết rất nhiều điều. Nếu ta đang không sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ rơi vào trạng thái mà điểm A thể hiện. Nếu ta sử dụng hết nguồn lực của mình, ta sẽ có trạng thái của các điểm B, C, D, E, F. Còn điểm X là điểm thể hiện sự vượt giới hạn khả năng sản xuất. Đây được gọi là điểm bất khả thi. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể đạt đến điểm này. Chúng ta cần nhớ rằng chúng ta đã giả định là nguồn lực không hề thay đổi. Thử nghĩ xem, nếu chúng ta tăng được số lượng và chất lượng của lao động, đồng thời cải tiến công nghệ sản xuất, chúng ta có thể đạt tới điểm X không? Hoàn toàn có thể. Tại các điểm như điểm X, chúng ta có thể sản xuất hai sản phẩm với số lượng nhiều hơn mỗi loại. Tập hợp các điểm như thế lại tạo cho chúng ta một đường giới hạn sản xuất mới, càng “lõm về phía trục tọa độ” như các nhà kinh tế học đã diễn giải.

.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

[external_footer]

Viết một bình luận