Trẻ nhỏ cần được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Sau thời gian này, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ cần phải chú ý đến thực đơn ăn dặm để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi,giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tinh thần.
HUGGIES® sẽ đưa ra một số hướng dẫn để giúp các mẹ chuẩn bị thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu việc ăn dặm một cách dễ dàng hơn.
[external_link_head]
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm
Khi bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm, bé sẽ có những biểu hiện như bên dưới, mẹ hãy theo dõi bé kỹ nhé:
- Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi mẹ đút như trước đây
- Bé bắt đầu tập nhai những thứ mẹ cho vào miệng
- Bé bắt đầu có thói quen cầm nắm đồ vật và cho vào miệng gặm
- Bé tự ngồi được mà không cần ba mẹ hỗ trợ
- Bé rất thích ngồi chung với gia đình vào bữa ăn
Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 6 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, mặc dù sữa vẫn chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Vì vậy mẹ nên tập cho bé ăn dặm đồng thời tiếp tục cho bé bú sữa mẹ.
- Hàng ngày, chế độ ăn cho bé 6 tháng tuổi cần cung cấp đủ dinh dưỡng với 4 nhóm chất cần thiết gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm: Bột, thịt (hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ…) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ. - Thực hiện phương pháp tô màu bát bột đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi: thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.
Cách cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
- Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ và ăn hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ mỗi ngày.
- Để bé thích nghi dần với thức ăn mới và đảm bảo bé sẽ không bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng, mẹ hãy ghi nhớ nên cho bé ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.
- Khi bắt đầu cho bé 6 tháng ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn.
- Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho bé thử với một muỗng cà phê, rồi tăng lên 2, 3, 4 muỗng.
- Thời gian tập cho bé 6 tháng ăn dặm thường trong vòng 2-3 ngày. Sau đó mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ đặc của thức ăn.
- Với những bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm mẹ không nên chia ra quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa bé ăn quá ít thì sau mỗi cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần. (Gợi ý: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?)
Thời gian biểu ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
- Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ
- Các bé ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú sữa mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.
- Dưới đây là một gợi ý cho thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi để các mẹ tham khảo:
Những lưu ý khi nấu món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Các món ăn dặm cho bé không cần cầu kỳ hay nấu nướng quá phức tạp. Tuy nhiên, mẹ cũng cầ lưu ý một số vấn đề sau đây:
Khi nấu cháo cho bé, không nên dùng nước lạnh
Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo vì nước nóng sẽ giúp bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, chất dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan vì khi đó, hạt gạo đã bị ngấm nước và trương lên. Bên cạnh đó, nếu dùng nước lạnh thì thời gian nấu sẽ lâu hơn và hương vị cháo sẽ không ngon.
Không nên hâm đi hâm lại cháo trong 1 ngày
Mẹ không nên nấu quá nhiều cháo trong 1 ngày, vì lúc này, bé còn nhỏ nên chưa ăn được nhiều. Nếu như mẹ lỡ tay nấu nhiều thì nên chia nhỏ số cháo còn dư và cho vào tủ lạnh chứ không nên hâm đi hâm lại nhiều lần trong một ngày. Khi hâm lại như vậy sẽ khiến chất dinh dưỡng trong cháo trước đó không còn nữa và cháo cũng không còn thơm ngon.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm theo mùa
Để đảm bảo được độ tươi và tránh được dư lượng của thuốc bảo quản, tăng trưởng, mẹ nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa. Nếu được, mẹ nên chọn các loại rau củ được trồng theo phương pháp hữu cơ, không phun những loại thuốc có hại cho sức khoẻ.
Không nên rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng
Đối với các loại thực phẩm để trong tủ đông như thịt, cá, khi mẹ lấy ra để nấu các món ăn dặm cho bé 6 tháng, tuyệt đối không dùng nước sôi để rã đông hoặc để rã đông theo nhiệt độ phòng. Nếu làm như vậy, vi khuẩn sẽ có điều kiện để phát triển, khiến thực phẩm bị hư. Nếu vẫn cho bé ăn, nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy là rất cao. Bên cạnh đó, rã đông bằng nước nóng sẽ làm hao hụt lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm.
Để rã đông đúng cách, trước khi nấu khoảng 4-5 tiếng, mẹ nên cho xuống ngăn mát để thực phẩm được rã đông từ từ. Cách này vừa giúp thực phẩm giữ được sự tươi ngon, vừa giữ được chất dinh dưỡng.
[external_link offset=1]
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh
Thức ăn dặm của trẻ dưới một tuổi không nêm thêm bất kỳ gia vị gì đặc biệt là muối, nước nắm. Vì thận của trẻ còn non yếu chưa lọc hết được lượng gia vị thêm này. Đặc biệt trẻ cũng chưa ăn được mật ong cho đến khi trẻ trên 12 tháng tuổi nhé!
Gợi ý giúp mẹ thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Để chuẩn bị cho bé yêu bắt đầu tập ăn dặm, mẹ có thể tham khảo một số mẫu thực đơn bên dưới do các chuyên gia dinh dưỡng tính toán phù hợp với các bé 6 tháng tuổi nhé:
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm BLW (Baby lead weaning)
BỘT ĐẬU XANH &BÍ ĐỎ: |
Bột gạo tẻ: 15gam(tương đương 3 thìa cà phê) Bột đậu xanh: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát Mỡ ăn (dầu ăn):1 thìa cà phê Nước: 1 bát con |
BỘT TÔM: |
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Tôm biển tươi (bỏ vỏ, giã nhỏ): 15gam (tương đương 3 thìa cà phê) Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa Mỡ (dầu ăn): 1 thìa Nước 1 bát con |
BỘT TRỨNG: |
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút (tương đương với 10gam) Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con |
BỘT THỊT: [external_link offset=2] |
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Thịt nạc: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Nước: 1 bát con |
BỘT CÁ: |
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con |
BỘT GAN (GAN GÀ, GAN LỢN): |
Bột gạo tẻ: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê) Gan (gà, lợn)băm hoặc nghiền nát: 10gam (tương đương 2 thìa cà phê) Mỡ (dầu ăn): 1 thìa cà phê Rau xanh giã nhỏ: 2 thìa cà phê Nước: 1 bát con |
Ngoài những thực đơn trên, mẹ cũng có thể tìm thêm những món tương tự để làm phong phú thêm thực đơn cho bé mỗi ngày và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất để bé yêu có thể phát triển toàn diện. Nếu vẫn còn những thắc mắc về việc cho bé ăn dặm thì mẹ đừng ngần ngại gửi ngay câu hỏi về Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được các bác sĩ giải đáp nhé [external_footer]